Hiện tượng tụt lợi do viêm

Chia sẻ:

Khi nướu (lợi) răng bị tụt xuống để lộ ra chân răng, đó được gọi là hiện tượng tụt lợi. Tụt lợi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Đôi khi nó còn có thể xảy ra với cả những người biết cách chăm sóc răng miệng.
Khi răng miệng khoẻ mạnh bình thường, nướu bao vòng quanh chân răng. Hiện tượng tụt nướu xảy ra khi nướu bị kéo xuống cổ răng, để lộ các ống ngà chứa các đầu dây thần kinh ra bên ngoài, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích. Cổ răng không được men răng cứng hay nướu bảo vệ cũng dễ bị sâu hơn nhiều.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tụt nướu? Tụt nướu có thể xảy ra do các bệnh viêm nướu, do chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông quá cứng, do tai nạn gây tổn thương nướu, miếng trám răng không khớp, hút hoặc nhai thuốc lá, và do di truyền. Do đó, tuỳ vào nguyên nhân tụt nướu, các nha sĩ sẽ có cách điều trị kịp thời và hiệu quả cho bạn.

14212116_1587894124839119_298045476541114624_n
Nếu tụt nướu vì chải răng quá mạnh, hãy liên lạc với các nha sĩ để được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng. Chải răng đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn.
Nếu tụt nướu do miếng trám răng không khớp, các nha sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại với miếng trám mới.
Nếu tụt nướu do bệnh viêm nướu và viêm nha chu gây ra, ta cần biện pháp cạo vôi răng kịp thời. Đây là phương pháp để loại bỏ những ổ vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh về nướu. Nó giúp nướu mau lành và gắn liền lại với răng.
Khi viêm nướu đã quá nặng, biện pháp ghép nướu sẽ cần được áp dụng để che lại cổ răng bị hở.
Sau khi điều trị nướu, các nha sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về cách chăm sóc cho nướu mau lành.
Hãy chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày. Tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá. Tránh nghiến chặt răng, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cùng chế độ sử dụng thuốc. Sau khi điều trị thành công tụt nướu, hãy lưu ý chải răng nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày. Bạn nên chọn kem đánh răng chuyên dụng cho nướu có chứa Citrate Kẽmvới công dụng ức chế hình thành mảng bám, đồng thời kháng khuẩn, và vitamin E giúp chống oxi hoá, tăng cường hiệu quả bảo vệ nướu.
Bạn nên tới phòng khám nha khoa 6 tháng/lần Nha sĩ sẽ đánh giá chính xác sức khỏe răng miệng đưa phương pháp điều trị kịp thời.

Bình luận